Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. T. L., Trương, T. N., Nguyễn, T. V. A., Trần, D. C., & Đào, T. H. (2022). Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022. Tạp Chí Phụ sản, 20(3), 60-64. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.3.1487

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 50 người bệnh mắc đái tháo đường thai kỳ.

Kết quả: Nghiên cứu cho thấy BMI trung bình trước mang thai của đối tượng là 21,8 ± 2,1 kg/m2, trong đó có 4% người bệnh thiếu năng lượng trường diễn và 6% thừa cân. Tỷ lệ tăng cân cao hơn và thấp hơn khuyến nghị bằng nhau là 38%. Tỷ lệ người bệnh thiếu máu là 30%, tỉ lệ suy dinh dưỡng theo Albumin là 78%. Năng lượng cung cấp từ khẩu phần của người bệnh là 1518,6 ± 256,4 Kcal/ngày. Tỉ lệ các chất sinh năng lượng P:L:G là 25,4: 26,7: 47,9. Hơn 88% đối tượng nghiên cứu có cơ cấu khẩu phần không đạt nhu cầu khuyến nghị. Hầu hết mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về vitamin và chất khoáng còn thấp.

Kết luận: Chế độ dinh dưỡng của các thai phụ với tỷ lệ 3 chất sinh năng lượng chưa cân đối. Vì vậy, cần có các biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh.

Từ khóa

tình trạng dinh dưỡng, đái tháo đường thai kỳ, khẩu phần ăn, tăng cân, Việt Nam
PDF

Tài liệu tham khảo

1. IDF. Gestational diabetes mellitus. 2019;36(4).
2. Bộ Y tế, Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em. Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ. Quyết Định Số 6173 QĐ-BYT Ngà 12 102018 Của Bộ Trưởng Bộ Tế. 2018;
3. Conde-Agudelo A, Belizán JM. Risk factors for pre-eclampsia in a large cohort of Latin American and Caribbean women. BJOG Int J Obstet Gynaecol. 2000 Jan;107(1):75–83.
4. L. Anne Gilmore and Leanne M. Redman. Weight gain in pregnancy and application of the 2009 IOM guidelines: toward a uniform approach. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4340812/
5. PGS. TS. BS. Lê Bạch Mai, ThS. BS. Đỗ Thị Phương Hà. Quyển ảnh dùng trong điều tra khẩu phần. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2014.
6. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng 500 món ăn thông dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2016.
7. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng. Hệ số sống chín và bảng chuyển đổi trọng lượng thực phẩm. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2017.
8. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2017.
9. Samiun NAA, Mohd Yusof BN, Ismail IZ, Anuar F, Chee WSS. Nutritional status and self-reported nutrition education exposure in women with gestational diabetes mellitus at primary health clinic. J Clin Health Sci. 2019;4(2):66
10. Lim SY, Yoo HJ, Kim AL, Oh JA, Kim HS, Choi YH, et al. Nutritional Intake of Pregnant Women with Gestational Diabetes or Type 2 Diabetes Mellitus. Clin Nutr Res. 2013 Jul;2(2):81–90.
11. Hung N, Nhung L, Phuong T, Van H, Trang C, Huong P, et al. Nutritional status, eating habits and foods intake by gestational diabetes patients in National Hospital of Endocrinology. J Complement Med Res. 2021;12(2):143.
12. Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai nghén ở thai phụ quản lý thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan | Tạp chí Phụ sản https://www.vjog.vn/journal/article/view/381/381
13. Hedderson MM, Gunderson EP, Ferrara A. Gestational Weight Gain and Risk of Gestational Diabetes Mellitus. Obstet Gynecol. 2010 Mar;115(3):597–604.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả