Tóm tắt
Mục tiêu: 1) Mô tả đặc điểm trẻ sơ sinh non tháng; 2) Đánh giá kết quả chăm sóc nuôi dưỡng bằng ống thông dạ dày và một số yếu tố liên quan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 189 trẻ non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tuổi thai từ 25 đến 32 tuần, được nuôi dưỡng bằng ống thông dạ dày khi đạt ≥ 130 ml/kg/ngày.
Kết quả: Tuổi thai trung bình 30,1 tuần, cân nặng trung bình ban đầu 1362,4 ± 297 (g), chiều dài 38,2 ± 4,3 (cm). Thời gian bắt đầu cho ăn bằng ống thông dạ dày 1,1 ± 0,3 ngày tuổi, thời gian trở lại cân nặng ban đầu 16,8 ± 4,8 ngày. Cân nặng tăng trung bình 14,7 ± 5,8 g/kg/ngày. Tỷ lệ trẻ chậm tăng trưởng sau sinh tại thời điểm xuất viện hoặc ghép mẹ 65,6%. Biến chứng viêm ruột hoại tử (5,8%), chỉ có 1 trẻ tử vong (0,5%). Các yếu tố liên quan tới tỷ lệ trẻ chậm tăng trưởng sau sinh là đa thai (OR = 1,5; 95% KTC: 0,3 - 0,9); mẹ bị tiền sản giật (OR = 4,2; 95% KTC: 1,2 - 15,0); trẻ gái (OR = 2,1; 95% KTC:1,1 - 3,9); cân nặng lúc sinh < 1000 gram (OR = 9,4; 95% KTC:1,2 - 76,4), tuổi thai lúc sinh < 30 tuần (OR = 1,7; 95% KTC: 0,9 - 3,2).
Kết luận: Nuôi dưỡng trẻ đẻ non bằng ống thông dạ dày tại Trung tâm sơ sinh của bệnh viện Phụ sản Trung ương là một phương pháp an toàn, hiệu quả, ít biến chứng và giúp trẻ sớm trở lại cân nặng lúc sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Lê Phương Linh, Nguyễn Thị Vân, Lê Minh Trác, et al. (2020). "Hiệu quả nuôi dưỡng đường tiêu hóa ở trẻ cực non và rất non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương". Tạp chí nghiên cứu Y học, 131(7), tr 106 - 112.
3. Nguyễn Viết Tiến và cộng sự (2012) "Đẻ non và dọa đẻ non", Sản phụ khoa - Bài giảng cho học viên sau đại học,NXB Y học, tr 87 - 91.
4. Phạm Diệp Thùy Dương, Huỳnh Thị Duy Hương (2016) "Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân", Sách giáo kho Nhi khoa, NXB Y học,tr 379 - 384.
5. Hội Nhi khoa Việt Nam, Hội Chu sinh và Sơ sinh TP.HCM (2013), "Khuyến cáo điều trị dinh dưỡng cho trẻ sinh non, nhẹ cân", Tạp chí Nhi Khoa, 6(2), 1-12.
6. Dutta, S., B. Singh, L. Chessell, et al. (2015). Guidelines for Feeding Very Low Birth Weight Infants. Nutrients, 7(1), 423-42.
7. Fenton, T.R. (2003). A new growth chart for preterm babies: Babson and Benda's chart updated with recent data and a new format. BMC pediatrics, 3(1), 1-10.
8. Lok, K.Y.W., P.H. Chau, H.S.L. Fan, et al. (2017). Increase in weight in Low Birth weight and very low birth weight infants fed fortified breast milk versus formula milk: a retrospective cohort study. Nutrients, 9(5), 520.
9. Phạm Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Thu Tịnh (2021) Mối liên quan giữa dinh dưỡng với chậm tăng cân của trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1250 gram tại khoa hồi sức sơ sinh. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 25(2), 46-52.
10. Nguyễn Duy Tân, Phạm Diệp Thùy Dương,Bùi Quang Vinh (2018). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ non tháng – nhẹ cân tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi đồng 2. tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 22(1).
11. Griffin, I.J., D.J. Tancredi, E. Bertino, et al. (2016). Postnatal growth failure in very low birthweight infants born between 2005 and 2012. Archives of Disease in Childhood-Fetal and Neonatal Edition, 101(1), 50-55.
12. Yapicioglu Yildizdas, H., H. Simsek, U. Ece, et al. (2020). Effect of short-term morbidities, risk factors and rate of growth failure in very low birth weight preterms at discharge. Journal of Tropical Pediatrics, 66(1), 95-102.
13. Lee, S.M., N. Kim, R. Namgung, et al. (2018). Prediction of postnatal growth failure among very low birth weight infants. Scientific reports, 8(1), 1-8.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Lê Thị Lan Anh, Trần Thị Thanh Hà, Lê Minh Trác, Nguyễn Thành Hải, Đoàn Anh Dũng, Nghiên cứu thực trạng sử dụng surfactant trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 1 (2022)
- Tạ Thị Lan Anh, Lê Minh Trác, Hoàng Thị Ngọc Lan, Đào Thị Thu Hiền, Lê Phạm Sỹ Cường, Nguyễn Thị Ngọc Ly, Trần Danh Cường, Đoàn Thị Kim Phượng, Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến hoạt độ enzyme Glucose-6phosphat Dehydrogenase trong sàng lọc sơ sinh bệnh thiếu hụt enzyme G6PD , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 3 (2022): Số đặc biệt chào mừng hội nghị Sản Phụ Khoa Việt - Pháp 2022
- Lê Minh Trác, Thoát vị hoành bẩm sinh, cập nhật vấn đề chẩn đoán, điều trị trước và sau sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 3 (2022): Số đặc biệt chào mừng hội nghị Sản Phụ Khoa Việt - Pháp 2022
- Ngô Hồng Vân, Lê Minh Trác, Dương Lan Dung, Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ được điều trị surfactant tại Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020 - 2021 , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 3 (2022): Số đặc biệt chào mừng hội nghị Sản Phụ Khoa Việt - Pháp 2022
- Hà Thị Lương, Lê Minh Trác, Hoàng Thị Vân, Một số yếu tố nguy cơ xuất huyết trong não thất ở trẻ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương , Tạp chí Phụ sản: Tập 22 Số 4 (2024)
- Lê Minh Trác, Trần Diệp Hà, Nhận xét kết quả điều trị sớm sau sinh thoát vị hoành bẩm sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 22 Số 4 (2024)