Đánh giá kết quả điều trị chảy máu sau đẻ bằng phương pháp can thiệp nội mạch
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phan, H. G., Vũ, Đức T., Trần, V. G., Trương, H. Đức, Nguyễn, X. H., & Vũ, Đăng L. (2022). Đánh giá kết quả điều trị chảy máu sau đẻ bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Tạp Chí Phụ sản, 20(3), 136-140. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.3.1474

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp can thiệp nội mạch trong điều trị chảy máu sau đẻ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Kết quả được phân tích ở 30 bệnh nhân chảy máu sau đẻ được điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 11 năm 2021. Thành công lâm sàng được định nghĩa là ngừng chảy máu sau lần can thiệp đầu tiên mà không cần can thiệp hay phẫu thuật lại.

Kết quả: Trong số 30 bệnh nhân có 19 bệnh nhân mổ lấy thai (63,3%), 11 bệnh nhân đẻ thường (37,7%), số lượng khối hồng cầu truyền trung bình là 3,88 đơn vị. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật là 100%, tỷ lệ thành công trên lâm sàng 83,3% (25 trên 30). Có 5 trường hợp thất bại, 1 trường hợp can thiệp nội mạch lại (3,3%), 2 trường hợp phải phẫu thuật lại (6,7%), 2 trường hợp tử vong (6,7%). Kiểm soát được chảy máu sau can thiệp là 93,3% (28 trên 30). Thời gian hết ra máu âm đạo trung bình là 4,4 ngày, thời gian nằm viện trung bình là 8,1 ngày.

Kết luận: Can thiệp nội mạch cho thấy an toàn và hiệu quả cao trong điều trị chảy máu sau đẻ. Do đó, đây là một biện pháp hỗ trợ hoặc thay thế cho cắt tử cung cầm máu trong điều trị chảy máu sau đẻ.

Từ khóa

chảy máu sau đẻ, nút mạch điều trị chảy máu sau đẻ
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Bateman BT, Berman MF, Riley LE, Leffert LR. The epidemiology of postpartum hemorrhage in a large, nationwide sample of deliveries. Anesth Analg; 2010;110:1368–1373.
2. Andersen J,Etches D, Smith D. Postpartum hemorrhage.In Damos JR, Eisinger SH, eds. Advanced Life Support in Obstetrics provider course manual. Kansas: Academy of Family Physicians. 2000; 1-15.
3. Chen, C., Lee, S. M., Kim, J. W., & Shin, J. H. Recent Update of Embolization of Postpartum Hemorrhage. Korean Journal of Radiology. 2018; 19(4), 585. doi:10.3348/kjr.2018.19.4.585
4. Sierra, A., Burrel, M., Sebastia, C., Radosevic, A., Barrufet, M., Albela, S., …Real, I. (2012). Utility of Multidetector CT in Severe Postpartum Hemorrhage. RadioGraphics, 32(5), 1463–1481. doi:10.1148/rg.325115113
5. Rand, T., Patel, R., Magerle, W., & Uberoi, R. CIRSE standards of practice on gynaecological and obstetric haemorrhage. CVIR Endovascular. 2020; 3(1). doi:10.1186/s42155-020-00174-7
6. Cheong, Ji Yoon, Tae Wook Kong, Joo Hyuk Son, Je Hwan Won, Jeong In Yang, và Haeng Soo Kim. Outcome of Pelvic Arterial Embolization for Postpartum Hemorrhage: A Retrospective Review of 117 Cases. Obstetrics & Gynecology Science. 2014; 57(1):17–27.
7. Lee, H. Y., Shin, J. H., Kim, J., Yoon, H.-K., Ko, G.-Y., Won, H.-S., … Sung, K.-B. Primary Postpartum Hemorrhage: Outcome of Pelvic Arterial Embolization in 251 Patients at a Single Institution. Radiology. 2012; 264(3), 903–909. doi:10.1148/radiol.12111383
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả