Đánh giá kết quả điều trị bệnh rối loạn tĩnh mạch tiểu khung bằng can thiệp nội mạch
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phan, H. G., Trương, H. Đức, Trần, V. G., Nguyễn, X. H., & Vũ, Đăng L. (2023). Đánh giá kết quả điều trị bệnh rối loạn tĩnh mạch tiểu khung bằng can thiệp nội mạch. Tạp Chí Phụ sản, 20(4), 56-61. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.4.1473

Tóm tắt

Đại cương: Bệnh lý rối loạn tĩnh mạch tiểu khung chiếm 10% nguyên nhân gây đau vùng tiểu khung, thường xảy ra sau đẻ. Triệu chứng đau khi giao hợp, đứng lâu, có kinh trên 6 tháng mà loại trừ các nguyên nhân vùng tiểu khung. Phương pháp hiện tại chủ yếu là giảm đau. Can thiệp nội mạch là phương pháp chủ yếu được sử dụng điều trị bệnh lý này. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh lý rối loạn tĩnh mạch tiểu khung có triệu chứng đau.

Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi đã thực hiện gây tắc tĩnh mạch buồng trứng ở 15 bệnh nhân (tuổi trung bình, 37,8 tuổi; độ tuổi 30-58) tại Trung tâm Điện Quang, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2022. Trong đó 14 bệnh nhân bằng nút tắc mạch thực hiện bằng keo sinh học hisatocryl và coils, 1 bệnh nhân được gây tắc bằng dù và spongel. Bệnh nhân được đánh giá các thông số trước và sau điều trị 1, 6, 12 tháng: đánh giá triệu chứng đau, mức độ giãn của mạch máu tiểu khung trên siêu âm, MSCT, MRI (chụp thời điểm sau can thiệp 6 tháng).

Kết quả: Tỷ lệ thành công kỹ thuật là 100%, theo dõi lâm sàng cho thấy giảm triệu chứng đau trong 14 bệnh nhân (chiếm 94%). Có 01 bệnh nhân triệu chứng giảm ít cần tiếp tục điều trị nội khoa. Không có biến chứng chính sau can thiệp.

Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn, hiệu quả điều trị giảm đau trong bệnh lý rối loạn tĩnh mạch tiểu khung.

Từ khóa

rối loạn tĩnh mạch tiểu khung, nút tắc tĩnh mạch buồng trứng
PDF

Tài liệu tham khảo

Robinson JC. Chronic pelvic pain. Curr Opin Obstet Gynecol. 1993; 5:740–3. doi: 10.1097/00001703-199312000-00005.
2. Taylor HC Jr. Vascular congestion and hyperemia; their effect on structure and function in the female reproductive system. Am J Obstet Gynecol. 1949; 57:211–30.
3. Liddle AD, Davies AH. Pelvic congestion syndrome: chronicpelvic pain caused by ovarian and internal iliac varices. Phlebology. 2007; 22:100–4. doi: 10.1258/026835507780807248
4. Belenky A, Bartal G, Atar E, Cohen M, Bachar GN. Ovarian varices in healthy female kidney donors: incidence, morbidity, and clinical outcome. Am J Roentgenol. 2002; 179:625–7. doi: 10.2214/ajr.179.3.1790625.
5. Desimpelaere JH, Seynaeve PC, Hagers YM, Appel BJ, Mortelmans LL. Pelvic congestion syndrome: demonstration and diagnosis by helical CT. Abdom Imaging. 1999; 24:100–2. doi: 10.1007/s002619900451.
6. Park SJ, Lim JW, Ko YT, Lee DH, Yoon Y, Oh JH, et al. Diagnosis of pelvic congestion syndrome using transabdominal and transvaginal sonography. Am J Roentgenol. 2004; 182:683–8. doi: 10.2214/ajr.182.3.1820683
7. Hiromura T, Nishioka T, Nishioka S, Ikeda H, Tomita K. Reflux in the left ovarian vein: analysis of MDCT findings in asymptomatic women. AJR Am J Roentgenol 2004; 183:1411–1415.
8. Quentin Senechal*, Perrine Echegut, Marine Bravetti, et al. Endovascular Treatment of Pelvic Congestion Syndrome: Visual Analog Scale Follow-Up; 2021.
9. Geer Maleux, Luc stockx, Guy Wilms, et al. Ovarian Vein Embolization for the Treatment of Pelvic Congestion Syndrome: Long-Term Technical and Clinical Results.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.