Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cho thấy tỉ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con về sau.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và con giữa 2 nhóm sinh ngã âm đạo và sinh mổ sau 2 - 5 năm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 840 bà mẹ và con tại tỉnh Cà Mau năm 2021.
Kết quả: Một số tình trạng của mẹ ở nhóm sinh mổ đều lớn hơn nhóm sinh ngã âm đạo như: thiếu sữa mẹ trong 6 tháng đầu: 59,06% so với 40,95%; thời gian cai sữa dưới 12 tháng: 36,72% so với 28,38%; đau lưng: 38,21% so với 22,2%; sẩy thai: 24,07% so với 16,93%; mổ lấy thai trong lần mang thai sau: 91,14% so với 39,33%; kinh nguyệt không đều: 24,07% so với 15,79%; đau bụng khi hành kinh: 30,52% so với 20,36%; với p < 0,05. Đối với con so sánh ở hai nhóm sinh mổ và sinh ngã âm đạo, tình trạng béo phì: 22,58% so với 14,42%; khò khè: 40,69% so với 28,6%; dị ứng da: 22,08% so với 13,27%; khám bệnh nhiều lần: 38,46% so với 22,2%; số lần nhập viện nhiều: 20,84% so với 13,04%; p < 0,01.
Kết luận: Tỉ lệ thiếu sữa trong 6 tháng đầu, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, sảy thai, mổ lấy thai khi mang thai lần sau…ở nhóm sinh mổ cao hơn nhóm sinh ngã âm đạo. Con của bà mẹ sinh mổ dễ bị thừa cân béo phì, dị ứng da, khò khè, khám bệnh và nhập viện nhiều hơn nhóm bà mẹ sinh ngã âm đạo.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
2. Kristensen K, Henriksen L. Cesarean section and disease associated with immune function. J Allergy ClinImmunol, 2016, 137; pp: 587-590.
3. Nguyễn Thị Huệ. Khảo sát tình hình mổ lấy thai tại bệnh viện Nhật Tân năm 2013. Tạp chí y học thực hành, 2014, 35(3), tr:55-59.
4. Huỳnh Thị Tập, Tạ Thị Thanh Thủy. Tỉ lệ mổ lấy thai và các yếu tố liên quan tại khoa sản bệnh viện đa khoa Kiên Giang. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2016 20(5), tr: 45-50.
5. Ourania Kolokotroni. Asthma and atopy in children born by caesarean section: effect modification by family history of allergies – a population based cross-sectional study. BMC Pediatrics, 2012, 12:179.
6. Amy hobb, et al. The impact of caesarean section on breastfeeding initiation, duration and difficulties in the first four months postpartum. BMC Pregnancy Childbirth, 2016 Apr 26;16:90.
7. Li H, Ye R, Pei L, et al. Caesarean delivery, caesarean delivery on maternal request and childhood overweight: a Chinese birth cohort study of 181 380 children. Pediatr Obes, 2014, 9, (10); pp: 2047-6310.
8. Melissa Neuman. Prevalence and determinants of caesarean section in private and public health facilities in underserved South Asian communities: cross-sectional analysis of data from Bangladesh, India and Nepal. 2014, doi:10.1136/bmjopen-2014-005982.
9. Bager P, Wohlfahrt J, Westergaard T. Caesarean delivery and risk of atopy and allergic disease: meta-analyses. Clin Exp Allergy, 2008, 38(4); pp: 634–642.
10. Black M, Bhattacharya S, et al. Planned cesarean delivery at term and adverse outcomes in childhood health. JAMA, 2015, 314; pp: 2271-2279.
11. Thavagnanam S, Fleming J, Bromley A, et al. A meta-analysis of the association between caesarean section and childhood asthma. Clin Exp Allergy, 2008, 38; pp: 629-633.

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>