Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh đường âm đạo và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến phẫu thuật cấp cứu.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Phân tích hồi cứu qua hồ sơ bệnh án tất cả những trường hợp phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh đường âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến hết năm 2021.
Kết quả: Có 6/49.445 ca đẻ đường âm đạo phải phẫu thuật cắt tử cung cấp cứu sau sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm. Tỷ lệ chung của phẫu thuật cấp cứu sau đẻ đường âm đạo là 0,12 cho mỗi 1000 ca đẻ tính từ năm 2017 đến năm 2021. Trong số ca cắt tử cung cấp cứu sau đẻ có năm ca là đẻ thường, một ca sau đẻ thủ thuật Forceps. Chỉ định cắt tử cung cấp cứu đứng đầu là do đờ tử cung với 3 ca (50%), tiếp đến là bất thường rau thai có 2 ca (33,3%), tổn thương đoạn dưới tử cung là 1 ca (16,7%). Trong 6 ca mổ cắt tử cung thì có 5 ca sinh con từ lần thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 83,3%, 1 ca sinh con lần hai (16,7%), không có ca nào sinh con lần đầu.
Kết luận: Với những trường hợp sinh con từ lần thứ 3 trở lên hoặc trong quá trình khám thai và siêu âm nghi ngờ rau thai bám bất thường (phù thai rau, nghi ngờ rau cài răng lược một phần, hoặc mổ đẻ cũ) thường có nguy cơ chảy máu nặng do đờ tử cung sau đẻ hoặc rau không bong dẫn đến phải cắt tử cung cấp cứu sau sinh. Vì vậy, với những trường hợp này nên khuyên sản phụ đến đẻ tại những cơ sở sản khoa có bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm và có khả năng phẫu thuật tốt để cuộc chuyển dạ đẻ đạt kết quả tối ưu nhất, tránh được những tai biến nặng cho sản phụ trong và sau đẻ.
Tài liệu tham khảo
2. R. Mesleh, H. Ayoub, A. Algwiser, and A. Kurdi, “Emergency peripartum hysterectomy,” Journal of Obstetrics and Gynaecology, vol. 18, no. 6, pp. 533–537, 1998.
3. W. Plauché, F. Gruich, and M. Bourgeois, “Hysterectomy at the time of cesarean section: analysis of 108 cases,” Obstetrics & Gynecology, vol. 58, no. 4, pp. 459–464, 1981.
4. R. G. N. THONET, “Obstetric hysterectomy-an 11-year experience,” British Journal of Obstetrics and Gynaecology, vol. 93, no. 8, pp. 794–796, 1986.
5. C. K. Huls, “Cesarean hysterectomy and uterine-preserving alternatives,” Obstetrics and Gynecology Clinics of North America, vol. 43, no. 3, pp. 517–538, 2016.
6. World Health Organization, WHO recommendations for the prevention and treatment of postpartum haemorrhage, World Health Organization, 2012.
7. Akker, T.V.D.; Brobbel, C.; Dekkers, O.; Bloemenkamp, K.W.M. Prevalence, Indications, Risk Indicators, and Outcomes of Emergency Peripartum Hysterectomy Worldwide. Obstet. Gynecol. 2016, 128, 1281–1294. [CrossRef] [PubMed].
8. Huque, S.; Roberts, I.; Fawole, B.; Chaudhri, R.; Arulkumaran, S.; Shakur-Still, H. Risk factors for peripartum hysterectomy among women with postpartum haemorrhage: Analysis of data from the WOMAN trial. BMC Pregnancy Childbirth 2018, 18, 186. [CrossRef] [PubMed].
9. Omer Lutfi Tapisiz,Sadiman Kiykac Altinbas, Bulent Yirci, Pinar Cenksoy, Aski Ellibes Kaya, Suat Dede, Omer Kandemir. Emergency peripartum hysterectomy in a tertiary hospital in Ankara, Turkey: a 5-year review. Arch Gynecol Obstet DOI 10.1007/s00404-012-z.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>