Thái độ xử trí thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương năm 2021 - 2022
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, D. C., Đặng, C. V., Nguyễn, T. H. A., Nguyễn, T. B. V., Phạm, N. T., & Nguyễn, T. L. (2022). Thái độ xử trí thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương năm 2021 - 2022 . Tạp Chí Phụ sản, 20(3), 41-45. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.3.1438

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dịch bệnh SARS-CoV-2 đã phát triển nhanh chóng và lan rộng ra khắp thế giới, lây nhiễm tới mọi đối tượng, mọi độ tuổi, bao gồm cả phụ nữ có thai. Chẩn đoán, xử trí và tiên lượng thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu: Nghiên cứu thái độ xử trí, điều trị và kết cục sản khoa của các thai phụ nhiễm SARS-CoV-2. Đối tượng: Thai phụ được chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022.

Phương pháp: Mô tả tiến cứu.

Kết quả: Tuổi thai trung bình là 31,97 ± 6,98 tuần. 35% thai phụ có triệu chứng lâm sàng từ mức độ vừa trở lên. 35% số thai phụ cần được thở oxy, trong đó 33,33% cần thở máy. 21,67% cần điều trị tại ICU. Tỷ lệ tử vong là 1,67%. 56,67% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh. 33,33% số thai phụ cần điều trị lovenox và 10% số thai phụ cần sử dụng thuốc kháng virus. 40% số thai phụ cần sử dụng corticosteroid. Trong số 28 trường hợp dừng thai tại viện, 60,71% cần mổ lấy thai vì lý do điều trị covid. 100% số trẻ sinh sinh ra đều xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 dù đẻ thường hay mổ lấy thai.

Kết luận: Nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về xử trí trên thai phụ nhiễm SARS-CoV-2. Xử trí sản khoa phụ thuộc vào cả vào tình trạng của bệnh và khả năng sống của thai. Đa số thai phụ nhiễm SARS-CoV-2 được mổ lấy thai vì tình trạng nặng của COVID-19. Tất cả trẻ sơ sinh đều âm tính với SARS-CoV-2.

Từ khóa

SARS-CoV-2, thai nghén
PDF

Tài liệu tham khảo

. C. Huang, Y. Wang, X. Li và các cộng sự. (2020), "Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China", Lancet, 395(10223), tr. 497-506.
2. Komal Hazari, Rasha Abdeldayem, Litty Paulose và các cộng sự. (2021), Covid-19 Infection in Pregnant Women in Dubai: A Case-control Study.
3. John Allotey, Elena Stallings, Mercedes Bonet và các cộng sự. (2020), "Clinical manifestations, risk factors, and maternal and perinatal outcomes of coronavirus disease 2019 in pregnancy: living systematic review and meta-analysis on behalf of the PregCOV-19 Living Systematic Review Consortium", BMJ: British Medical Journal, tr. 3320.
4. Marian Knight, Kathryn Bunch, Nicola Vousden và các cộng sự. (2020), "Characteristics and outcomes of pregnant women admitted to hospital with confirmed SARS-CoV-2 infection in UK: national population based cohort study", 369, tr. m2107.
5. S. C. Reale, M. I. Lumbreras-Marquez, C. H. King và các cộng sự. (2021), "Patient characteristics associated with SARS-CoV-2 infection in parturients admitted for labour and delivery in Massachusetts during the spring 2020 surge: A prospective cohort study", Paediatr Perinat Epidemiol, 35(1), tr. 24-33.
6. P. Szczygiol, K. Baranska, I. Korczak và các cộng sự. (2022), "COVID-19 in pregnancy, management and outcomes among pregnant women and neonates - results from tertiary care center in Wroclaw", Ginekol Pol.
7. S. Hantoushzadeh, A. A. Shamshirsaz, A. Aleyasin và các cộng sự. (2020), "Maternal death due to COVID-19", Am J Obstet Gynecol, 223(1), tr. 109.e1-109.e16.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả