Tóm tắt
Đo hoạt độ enzyme Glucose-6-phosphat Dehydrogenase trong mẫu máu thấm khô được áp dụng trong sàng lọc thiếu hụt enzyme G6PD ở trẻ sơ sinh.
Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa hoạt độ enzyme G6PD trong mẫu máu thấm khô với giới tính, tuổi lấy mẫu, cân nặng khi sinh và thuốc kháng sinh sử dụng ở trẻ sơ sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang hồi cứu. Thu thập số liệu về các biến số giới tính, tuổi lấy mẫu, cân nặng khi sinh, thuốc kháng sinh sử dụng và hoạt độ G6PD trong mẫu máu thấm khô trên 5886 trẻ sơ sinh. Nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao được phân loại dựa trên ngưỡng hoạt độ G6PD lần lượt là ≤ l8 U/dL và > 18 U/dL.
Kết quả: Giá trị trung bình của hoạt độ enzyme Glucose-6-phosphat Dehydrogenase ở trẻ nam là 54,93 ± 15,999, ở trẻ nữ là 57,37 ± 15,767 U/dL. Nguy cơ cao thiếu hụt G6PD ở trẻ nam cao hơn đáng kể so với ở trẻ nữ. Nguy cơ cao ở nhóm có sử dụng kháng sinh cũng tăng có ý nghĩa thống kê so với trẻ không sử dụng kháng sinh với p < 0,01 . Đối với nhóm cân nặng < 2500 g có tỷ lệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao gấp khoảng 2,5 lần so với nhóm trẻ có cân nặng ≥ 2500g. Giữa các nhóm tuổi lấy mẫu khác nhau và thời điểm lấy mẫu ở các mùa nóng và mùa lạnh không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đến hoạt độ G6PD ở trẻ sơ sinh.
Kết luận: Hoạt độ G6PD ở mẫu giấy thấm máu gót chân của trẻ sơ sinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giới tính, cân nặng lúc sinh và việc sử dụng thuốc kháng sinh nhưng không bị ảnh hưởng bởi tuổi lấy mẫu xét nghiệm và thời điểm lấy mẫu ở mùa nóng và mùa lạnh. Vì vậy, trong đánh giá nguy cơ thiếu enzyme G6PD cần chú ý phân tích đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độ enzym này.
Tài liệu tham khảo
2. Nkhoma ET, Poole C, Vannappagari V, Hall SA, Beutler E. The global prevalence of glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency: a systematic review and meta-analysis. Blood Cells Mol Dis. 2009 Jun;42(3):267–78.
3. Bhutani VK, Zipursky A, Blencowe H, Khanna R, Sgro M, Ebbesen F, et al. Neonatal hyperbilirubinemia and Rhesus disease of the newborn: incidence and impairment estimates for 2010 at regional and global levels. Pediatr Res. 2013 Dec;74(1):86–100.
4. Văn Quốc Vũ H, Ngọc Dung T. TỶ LỆ THIẾU MEN G6PD VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2022. Tạp Chí Học Việt Nam [Internet]. 2022 Jul 17 [cited 2022 Jul 28];516(1). Available from: https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/2938
5. AlSaif S, Ponferrada MaB, AlKhairy K, AlTawil K, Sallam A, Ahmed I, et al. Screening for glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency in neonates: a comparison between cord and peripheral blood samples. BMC Pediatr. 2017 Jul 11;17(1):159.
6. Bisoi S, Chakraborty S, Chattopadhyay D, Biswas B, Ray S. Glucose-6-phosphate dehydrogenase screening of babies born in a tertiary care hospital in West Bengal. Indian J Public Health. 2012 Jan 4;56(2):146.
7. Mesner O, Hammerman C, Goldschmidt D, Rudensky B, Bader D, Kaplan M. Glucose-6-phosphate dehydrogenase activity in male premature and term neonates. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 2004 Nov;89(6):F555–7.
8. NEWBORN SCREENING ONTARIO. Newborn screening manual: a guide for newborn care providers. 2015.
9. Yang WC, Tai S, Hsu CL, Fu CM, Chou AK, Shao PL, et al. Reference levels for glucose-6-phosphate dehydrogenase enzyme activity in infants 7–90 days old in Taiwan. J Formos Med Assoc. 2020 Jan 1;119(1, Part 1):69–74.
10. Freer DE. Observations on Heat/Humidity Denaturation of Enzymes in Filter-Paper Blood Spots from Newborns. Clin Chem. 2005 Jun 1;51(6):1060–2.
11. Wang X, Xia Z, He Y, Zhou X, Zhang H, Gao C, et al. Newborn Screening for G6PD Deficiency in Xiamen, China: Prevalence, Variant Spectrum, and Genotype-Phenotype Correlations. Front Genet [Internet]. 2021;12. Available from: https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fgene.2021.718503
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Lê Thị Lan Anh, Trần Thị Thanh Hà, Lê Minh Trác, Nguyễn Thành Hải, Đoàn Anh Dũng, Nghiên cứu thực trạng sử dụng surfactant trong điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 1 (2022)
- Phan Thu Giang, Ngô Thị Tuyết Nhung, Trần Danh Cường, Hoàng Thị Ngọc Lan, Ngô Văn Phương, Xác định tỷ lệ mất đoạn AZF ở bệnh nhân nam vô tinh hoặc thiểu tinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương bằng phương pháp QF – PCR , Tạp chí Phụ sản: Tập 19 Số 4 (2021)
- Hàn Ngọc Thùy Dương, Hoàng Thị Ngọc Lan, Đào Thị Thu Hiền, Lê Phạm Sỹ Cường, Phạm Văn Đức, Trần Danh Cường, Đoàn Thị Kim Phượng, Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ 17-hydroxyprogesteron trong sàng lọc sơ sinh bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 19 Số 4 (2021)
- Lê Minh Trác, Thoát vị hoành bẩm sinh, cập nhật vấn đề chẩn đoán, điều trị trước và sau sinh , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 3 (2022): Số đặc biệt chào mừng hội nghị Sản Phụ Khoa Việt - Pháp 2022
- Đỗ Thị Phương Anh, Lê Minh Trác, Phạm Phương Lan, Dương Lan Dung, Đặc điểm và kết quả nuôi dưỡng trẻ non tháng ăn bằng ống thông dạ dày tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020 - 2021 , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 3 (2022): Số đặc biệt chào mừng hội nghị Sản Phụ Khoa Việt - Pháp 2022
- Ngô Hồng Vân, Lê Minh Trác, Dương Lan Dung, Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ được điều trị surfactant tại Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020 - 2021 , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 3 (2022): Số đặc biệt chào mừng hội nghị Sản Phụ Khoa Việt - Pháp 2022