Nhận xét các trường hợp cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phạm, H. H. H., Vũ, Đình T., & Nguyễn, Q. M. (2022). Nhận xét các trường hợp cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp Chí Phụ sản, 20(3), 124-129. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.3.1417

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 51 bệnh nhân bệnh nhân được cắt tử cung hoàn toàn sau LEEP tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2020.

Kết quả: Xét nghiệm tế bào cổ tử cung bình thường và ASCUS, LSIIL có 95,65% tổn thương mô bệnh học từ CIN-II trở lên, kết quả sinh thiết chỉ phát hiện ra 19,6% trường hợp CIN-III và 3,92 ung thư cổ tử cung. Trong khi đó, khi làm LEEP phát hiện 64,92% ung thư cổ tử cung (19,6 CIN-III, 45,06 CIS và 19,6% ung thư xâm nhập). Trên bệnh phẩm cắt tử cung, có 3,92% CIN-III, 27,45% ung thư cổ tử cung (13,73% CIS, 1,96% AIS, 11,76% ung thư cổ tử cung xâm nhập).

Kết luận: Xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong những trường hợp tế bào bình thường, ASCUS và LSIL không tương ứng với tổn thương mô bệnh học; LEEP phát hiện tổn thương ung thư cổ tử cung cao hơn so với sinh thiết; tỷ lệ tổn thương nặng trên bệnh phẩm cắt tử cung thấp, nhưng tổn thương mức độ càng cao thì còn tồn tại sau điều trị LEEP càng tăng.

Từ khóa

tế bào cổ tử cung, ung thư cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung, LEEP, cắt tử cung hoàn toàn
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Ung thư cổ tử cung. Giới thiệu một số bệnh ung thư thường gặp. 198 – 206 (2012).
2. R. Kevin Reynolds MD. Cervical Cancer. Overview of Gynecologic Oncology. 11th Edition: 6; (2010).
3. Prdrof Escobar, Andre Chiesa Volttero and Chad M Micheder. Diagnosis, Work-up and Management of Preinvasive Lesion of cervix. General Gynecology - the requisites on Obstetrics and Gynecology. 18: 429-457; (2007).
4. Sangkaret S, Ruengkhachorn I, Benjapibal M, Laiwejpithya S, Wongthiraporn W, Rattanachayanont M. Long-term outcomes of loop electrosurgical excision procedure for cervical intraepithelial neoplasia in a high incidence country. Asian Pac J Cancer Prev. 15(2): 1035-9, (2014).
5. Kesic V, Dokic M, Atanackovic J, Milenkovic S, Kalezic I, Vukovic S. Hysterectomy for Treatment of CIN. J Low Genit Tract Dis.7(1):32-5. doi: 10.1097/00128360-200301000-00008. PMID: 17051042, (2003).
6. Sadaf Ghaem - Maghami, Shlomi Sagi, Gulnaz Majeed, William P Soutter. Incomlet excion of cervical intraepithliial neoplasia and risk of treatment failure: a meta-analysis. Lancet Oncol. 8(11):985-93, (2007).
7. Dinh TA, Garcia MN, Waag IM, Dinh TV, Lucci JA 3rd, Ramos T, Hannigan EV. Conservative management of positive resection margins after loop electrosurgical excision procedure. J Low Genit Tract Dis. 2(3):141-3. doi: 10.1097/00128360-199807000-00005. PMID: 25950097, (1998).
8. Wong ASM, Li WH, Cheung TH. Predictive factors for residual disease in hysterectomy specimens after conization in early-stage cervical cancer. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology. ;199:21-26, (2016).
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả