Các tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. V. A., Lê, Q. V., Đào, T. T. H., Trần, T. H. Y., Đào, D. Q., & Nguyễn, T. T. H. (2022). Các tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao. Tạp Chí Phụ sản, 20(3), 97-100. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.3.1413

Tóm tắt

Mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ phân bố các tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao. 2) Nhận xét mức độ bộc lộ dấu ấn hóa mô miễn dịch p16 và p53 trong các tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 92 bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương nội biểu mô vảy cổ tử cung độ cao. Thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2020 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Kết quả: Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu 38,4 ± 9,6. Tổn thương CIN 2 và CIN 3 tăng dần từ 24 đến 44 tuổi và giảm dần sau 45 tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Các tổn thương CIN 2 chiếm 45,7%, các tổn thương CIN 3 chiếm 54,3%. Tỷ lệ nhuộm p16 dương tính của tổn thương CIN 2 và CIN 3 lần lượt là 78,6% và 98,0%. Tỷ lệ bộc lộ p53 của tổn thương CIN 2 và CIN 3 lần lượt là 59,5% và 36,0%.

Kết luận: Các tổn thương CIN 2 chiếm 45,7%, CIN 3 chiếm 54,3%. Tỷ lệ nhuộm p16 dương tính của tổn thương CIN 2 và CIN 3 lần lượt là 78,6% và 98,0%. Tỷ lệ bộc lộ p53 của tổn thương CIN 2 và CIN 3 lần lượt là 59,5% và 36,0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Từ khóa

Tổn thương nội biểu mô cổ tử cung độ cao, dấu ấn p16 và p53
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Schiffman M, Castle PE, Jeronimo J, Rodriguez AC, Wacholder S. Human papillomavirus and cervical cancer. Lancet Lond Engl. 2007;370(9590):890-907. doi:10.1016/S0140-6736(07)61416-0
2. Galgano MT, Castle PE, Atkins KA, Brix WK, Nassau SR, Stoler MH. Using Biomarkers as Objective Standards in the Diagnosis of Cervical Biopsies. Am J Surg Pathol. 2010;34(8):1077-1087. doi:10.1097/PAS.0b013e3181e8b2c4
3. Kishore V, Patil AG. Expression of p16INK4A Protein in Cervical Intraepithelial Neoplasia and Invasive Carcinoma of Uterine Cervix. J Clin Diagn Res JCDR. 2017;11(9):EC17-EC20. doi:10.7860/JCDR/2017/29394.10644
4. Grace VMB, Shalini JV, lekha TTS, Devaraj SN, Devaraj H. Co-overexpression of p53 and bcl-2 proteins in HPV-induced squamous cell carcinoma of the uterine cervix. Gynecol Oncol. 2003;91(1):51-58. doi:10.1016/s0090-8258(03)00439-6
5. Lê Quang Vinh, Đàm Thị Quỳnh Liên, Lưu Thị Hồng. Tình trạng nhiễm HPV nguy cơ cao ở những phụ nữ có tổn thương tân sản nội biểu mô và ung thư cổ tử cung. Tạp Chí Phụ Sản. 2017;15(2):125-129.
6. Nguyễn Thu Hương. Nghiên Cứu Đối Chiếu Tế Bào, Lâm Sàng, Mô Bệnh Học Tổn Thương Tiền Ung Thư và Ung Thư Cổ Tử Cung Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội; 2009.
7. Wright TC, Stoler MH, Behrens CM, Apple R, Derion T, Wright TL. The ATHENA human papillomavirus study: design, methods, and baseline results. Am J Obstet Gynecol. 2012;206(1):46.e1-46.e11. doi:10.1016/j.ajog.2011.07.024
8. Izadi-Mood N, Asadi K, Shojaei H, et al. Potential diagnostic value of P16 expression in premalignant and malignant cervical lesions. J Res Med Sci Off J Isfahan Univ Med Sci. 2012;17(5):428-433.
9. Ghosh D, Roy AK, Murmu N, Mandal S, Roy A. Risk Categorization with Different Grades of Cervical Pre-Neoplastic Lesions - High Risk HPV Associations and Expression of p53 and RARβ. Asian Pac J Cancer Prev APJCP. 2019;20(2):549-555. doi:10.31557/APJCP.2019.20.2.549
10. Silva D, da Silveira Gonçalves de Oliveira A, Cobucci R, Mendonça R, Lima P, Cavalcanti Jr G. Immunohistochemical expression of p16, Ki-67 and p53 in cervical lesions - A systematic review. Pathol - Res Pract. 2017;213. doi:10.1016/j.prp.2017.03.003
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả