Nghiên cứu kết quả điều trị ối vỡ sớm ở thai phụ mang thai đủ tháng
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Lê, T. T., Trần, D. T., & Nguyễn, T. K. A. (2023). Nghiên cứu kết quả điều trị ối vỡ sớm ở thai phụ mang thai đủ tháng. Tạp Chí Phụ sản, 20(4), 29-37. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.4.1409

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ối vỡ sớm ở thai phụ mang thai đủ tháng và các yếu tố liên quan. Đánh giá kết quả xử trí ối vỡ sớm ở đối tượng trên.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 173 thai phụ được chẩn đoán ối vỡ sớm đến sinh tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế trong khoảng thời gian từ tháng 6/2021 đến 5/2022. Khảo sát các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng xuất hiện khi vào viện và trong quá trình theo dõi tại bệnh viện liên quan đến ối vỡ sớm. Đánh giá kết quả xử trí gồm thời điểm, phương pháp chấm dứt thai kỳ và các biến chứng trên mẹ và con.

Kết quả: 93,1% thai phụ có thời gian ối vỡ đến viện dưới 6 giờ. Chỉ số Bishop > 5 điểm 79,8%. Nước ối xanh 23,1%. Siêu âm lúc vào viện: thiểu ối 24,3%, trọng lượng thai ≥ 3500 gram 19,7%. CTG lúc vào viện và trong quá trình theo dõi nhóm 1 chiếm tỷ lệ cao nhất. 69,4% bạch cầu dưới 12.000/mm3. Xử trí khi vào viện: Mổ lấy thai (12,7%), theo dõi chuyển dạ tự nhiên (49,1%), truyền Oxytocin (19,7%), vê vú (18,5%). 73,5% có thời gian bắt đầu truyền Oxytocin sau vỡ ối từ 6 - 12 giờ. Thời gian chuyển dạ đến sinh đường âm đạo của nhóm được thúc đẩy chuyển dạ ngắn hơn nhóm theo dõi chuyển dạ tự nhiên khoảng 2 đến 3 giờ. 39,9% có thời gian trung bình ối vỡ đến khi kết thúc thai kỳ < 6 giờ. Biến chứng mẹ: Nhiễm trùng ối 3,5%, băng huyết sau sinh 5,8%. Chưa ghi nhận biến chứng con sau sinh. Trọng lượng thai ≥ 3500 gram có tỷ lệ mổ lấy thai cao (p < 0,05). Thai phụ được thúc đẩy chuyển dạ truyền Oxytocin và được sử dụng kháng sinh dự phòng chủ yếu có thời gian gian ối vỡ đến khi kết thúc thai kỳ > 12 giờ (p < 0,05).

Kết luận: Ối vỡ sớm trên thai đủ tháng có tỷ lệ nhiễm trùng ối thấp. Thúc đẩy chuyển dạ giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ đến sinh ngã âm đạo.

Từ khóa

ối vỡ sớm, thúc đẩy chuyển dạ, nhiễm trùng ối
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Casanova R, Chuang A, Goepfert AR, et al. Premature rupture of membrane. Beckmann and Ling's Obstetrics and Gynecology: 8th Edition, Wolters Kluwer; 2019. p. 391 - 402.
2. American College of Obstetricians and Gynecologists. Prelabor Rupture of Membranes. Committee on Practice Bulletins Number 217. 2020;135(3):80 - 96.
3. Lê Hoài Chương. Tác động của Misoprostol đối với cơn co tử cung Tạp chí Y học thực hành số 9. Bộ Y tế xuất bản; 2007. p. 54 - 5.
4. Hannah ME, Ohlsson A, Farine D, et al. Induction of labor compared with expectant management for prelabor rupture of membranes at term. The New England Journal of Medicine. 1996;334(16):1005 - 10.
5. Đỗ Thị Trúc Thanh. Vỡ màng ối sớm, một số yếu tố liên quan và kết quả thai kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Tập sản nghiên cứu khoa học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2012;802(1):75-82.
6. Phạm Thu Trang. Đánh giá một số đặc điểm và thái độ xử trí ối vỡ non, ối vỡ sớm tại khoa phụ sản Bệnh viện Thanh Nhàn. Tập sản nghiên cứu khoa học Bệnh viện Thanh Nhàn. 2018.
7. Trần Thị Trúc Vân. Nghiên cứu tình hình ối vỡ sớm, các yếu tố liên quan và kết quả điều trị ối vỡ sớm tại Bệnh viện Quân Y 121. Tập sản nghiên cứu khoa học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2020.
8. Furman B, Hannah M, Lawn JE. Prelabuor rupture of membranes. Sciarra, Revised sdittion. 1995;2(47):1 - 7.
9. Bishop EH. Pelvic scoring for elective iduction. Obstet Gynecol. 1964;24:266 - 8.
10. Faltin-Traub EF, Boulvain M, Faltin DL, et al. Reliability of the Bishop score before labour induction at term. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology. 2004;112(2):178–81.
11. Dastur AE. Intrapartum fetal distress. J Obstet Gynecol India. 2005;55(2):115-7.
12. Bộ môn Sản - Trường Đại học Y - Dược Đại học Huế. Sinh khó do các nguyên nhân. Giáo trình Module 19 - Phụ Sản 1. Nhà xuất bản Đại học Huế; 2021. p. 131 - 44.
13. Sukumarana S, Pereira V, Mallur S, et al. Cardiotocograph (CTG) changes and maternal and neonatal outcomes in chorioamnionitis and/or funisitis confirmed on histopathology. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology. 2021;260:183–8.
14. Nguyễn Phi Anh. Nghiên cứu tình trạng ối vỡ non, ối vỡ sớm và xử trí tại Khoa Phụ Sản bệnh viện Trung Ương Huế. Luận văn thạc sỹ y học, trường Đại học Y Dược Huế. 2002.
15. Trần Bảo Ngọc. Nghiên cứu tình hình ối vỡ non - ối vỡ sớm tại khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, trường đại học Y Dược Huế. 2010.
16. Khoa sản Bệnh viện Đa khoa Phú Lương. Nghiên cứu thực trạng các trường hợp vỡ ối non, vỡ ối sớm đến sinh tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương năm 2016. Tập sản nghiên cứu khoa học Bệnh viện Đa khoa Phú Lương. 2016.
17. Kenyon S, Tokumasu H, Dowswell T, et al. High-dose versus low-dose oxytocin for augmentation of delayed labour. Cochrane Database Syst Rev. 2013(7).
18. Bugg GJ, Siddiqui F, Thornton JG. Oxytocin versus no treatment or delayed treatment for slow progress in the first stage of spontaneous labour. CochraneDatabase Syst Rev. 2013(6).
19. Bộ Y tế. Sinh lý chuyển dạ. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản phụ khoa: Nhà xuất bản Y học Hà Nội; 2015. p. 77 - 81.
20. Bellussi F, Livi A, Diglio J, et al. Timing of induction for term prelabor rupture of membranes and intravenous antibiotics. American Journal of Obstetrics & Gynecology MFM. 2021;3(1).
21. Cammu H, Verlcnen H, Derde M. Premature rupture of membranes at term in nulliparous women: a hazard. Obstetrics and Gynecology. 1990;76(4):671-4.
22. Mercer BM. Premature Rupture of the Membranes. Gabbe's Obstetrics: Normal and Problem Pregnancies. Philadelphia: 8th Edition, Elsevier; 2021. p. 497 - 508.
23. Nguyễn Vũ Quốc Huy, Lâm Đức Tâm, Lưu Thị Trâm Anh. Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan thai to tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ năm 2015. Tạp chí Phụ Sản. 2016;14(3):31- 7.
24. Tran SH, Cheng YW, Kaimal AJ, et al. Length of rupture of membranes at term and infectious maternal morbidity. Am J Obstet Gynecol. 2008;198(6):700.e1-.e5.
25. Herbst A, Kallen K. Time Between Membrane Rupture and Delivery and Septicemia in Term Neonates. Obstetrics & Gynecology. 2007;110(3):612–8.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.