Tóm tắt
Mục tiêu: 1. Khảo sát tỷ lệ và chỉ định mổ lấy thai ở sản phụ sinh con so tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi. 2. Đánh giá kết quả mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan ở sản phụ sinh con so.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên sản phụ mang thai con so kết thúc thai kỳ tại khoa Sản, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ 10/2020 đến 06/2021.
Kết quả: Có 917/2.035 trường hợp mang thai con so được MLT, chiếm 45,1%. Nguyên nhân thường gặp nhất lần lượt là do đường sinh dục (53,9%), do thai hoặc ngôi thai (43,2%), do phần phụ (34,6%), do mẹ (16,0%). Nguyên nhân đường sinh dục hay gặp là CTC không tiến triển (30,6%) và điểm Bishop thấp (23,1%). Nguyên nhân do phần phụ hàng đầu là ối vỡ non/ối vỡ sớm, chiếm (74,2%) tiếp theo là thiểu ối/cạn ối (20,4%). Suy thai là nguyên nhân do thai hay gặp nhất với 61,9%, tiếp đến là thai to (13,1%) và ngôi bất thường (18,6%). Chỉ định MLT do mẹ hay gặp là TSG-SG (28,6%), con quý hiếm (27,9%) và mẹ vị thành niên (17,0%). Phương pháp phẫu thuật: 100% sản phụ được rạch ngang đoạn dưới tử cung lấy thai; phương pháp vô cảm chủ yếu là tê tủy sống (93,7%). Kết quả MLT: tỷ lệ biến chứng trong và sau mổ rất thấp (0,9% và 1,2%); biến chứng gặp trong mổ gồm chảy máu 0,5%, đờ tử cung 0,3% và khối máu tụ 0,1%; biến chứng sau mổ gồm nhiễm trùng thành bụng 0,5%, đờ tử cung 0,4%, liệt ruột 0,2% và tụ máu thành bụng 0,1%; điểm Apgar 1 phút và 5 phút sau sinh < 7 điểm chiếm tỷ lệ rất thấp; hầu hết sinh đủ tháng (95,0%), trẻ có dị tật bẩm sinh chỉ chiếm 0,8%; thời gian hậu phẫu hầu hết ≤ 7 ngày (97,4%); tỷ lệ nằm viện sau mổ > 7 ngày cao hơn ở nhóm có biến chứng trong hoặc sau mổ (p<0,05); không có sự khác biệt về tỷ lệ nằm viện sau mổ > 7 ngày giữa các phương pháp vô cảm, tuổi thai, trọng lượng thai và kỹ thuật MLT (p>0,05).
Kết luận: MLT ở sản phụ sinh con so có chỉ định phù hợp là an toàn và giúp cải thiện tiên lượng của mẹ và trẻ sơ sinh.
Từ khóa
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Thị Thu Hà, (2018), Nghiên cứu phẫu thuật lấy thai ở sản phụ con so tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trong 5 năm 2013 - 2017, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.
3. Châu Khắc Tú, (1995), Một số nhận xét về tình hình MLT tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế, pp.
4. Hoàng Ngọc Tú, Bạch Cẩm An, Phan Viết Tâm và cộng sự, (2016), "Nghiên cứu chỉ định MLT theo phân loại Robson tại Bệnh viện Trung ương Huế", Tạp chí Phụ Sản, 14 (03), pp. 38-44.
5. Lê Thị Ánh Nguyệt, (2017), Nghiên cứu tình hình MLT tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk, Trường Đại học Y Dược Huế, pp.
6. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Đức Hinh, Nguyễn Việt Hùng, (2013), "Nhận xét tình hình MLT tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2012", Tạp chí Y học Thực hành, 893 (11), pp. 144-146.
7. Nguyễn Thị Minh An, (2014), Nghiên cứu chỉ định MLT ở sản phụ con so tại Khoa Phụ - Sản Bệnh Viện Bạch Mai năm 2013, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.
8. Nguyễn Văn Thanh, (2019), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn vết mổ sau MLT và một số yếu tố liên quan, Trường Đại học Y Dược Huế, pp.
9. Phùng Ngọc Hân, (2017), Khảo sát các chỉ định MLT ở sản phụ mang thai con so tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, Trường Đại học Y Dược Huế, pp.
10. Vũ Duy Minh, (2009), Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau MLT và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2009, Bệnh viện Từ Dũ, pp.
11. Vũ Mạnh Cường, (2016), Nghiên cứu về chỉ định và biến chứng MLT con so tại Bệnh Viện Phụ Sản Thái Bình, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.
12. Vương Tiến Hòa, (2004), "Nghiên cứu chỉ định MLT ở người đẻ con so tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2002", Nghiên cứu Y học, 5 (2), pp. 79-84.
13. Phạm Văn Oánh, (2002), Nghiên cứu tình hình MLT tại Viện Bảo vệ sức khỏe Bà mẹ và Trẻ sơ sinh năm 2000, Trường Đại học Y Hà Nội, pp.
14. Ties Boerma, Ronsmans Carine, Melesse Dessalegn Y, Barros Aluisio JD, et al, (2018), "Global epidemiology of use of and disparities in caesarean sections", The Lancet, 392 (10155), pp. 1341-1348.
15. Jerome J Federspiel, Suresh Sunitha C, Darwin Kristin C, Szymanski Linda M, (2020), "Hospitalization duration following uncomplicated cesarean delivery: predictors, facility variation, and outcomes", American Journal of Perinatology Reports, 10 (02), pp. e187-e197.
16. Eran Hadar, Melamed Nir, Tzadikevitch-Geffen Keren, Yogev Yariv, (2011), "Timing and risk factors of maternal complications of cesarean section", Archives of gynecology and obstetrics, 283 (4), pp. 735-741.
17. Louise Harvey, van Elburg Ruurd, van der Beek Eline M, (2021), "Macrosomia and large for gestational age in Asia: One size does not fit all", Journal of Obstetrics and Gynaecology Research, 47 (6), pp. 1929-1945.
18. Pisake Lumbiganon, Laopaiboon Malinee, Gülmezoglu A Metin, Souza João Paulo, et al, (2010), "Method of delivery and pregnancy outcomes in Asia: the WHO global survey on maternal and perinatal health 2007–08", The Lancet, 375 (9713), pp. 490-499.
19. George A Macones, Caughey Aaron B, Wood Stephen L, Wrench Ian J, et al, (2019), "Guidelines for postoperative care in cesarean delivery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) Society recommendations (part 3)", American journal of obstetrics and gynecology, 221 (3), pp. 247. e241-247. e249.
20. Eri Maeda, Ishihara Osamu, Tomio Jun, Miura Hiroshi, et al, (2021), "Cesarean delivery rates for overall and multiple pregnancies in Japan: A descriptive study using nationwide health insurance claims data", Journal of Obstetrics and Gynaecology Research, pp.
21. Joyce A Martin, Hamilton Brady E, Osterman Michelle JK, Driscoll Anne K, (2021), "Births: Final Data for 2019", National Vital Statistics Reports: From the Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Health Statistics, National Vital Statistics System, 70 (2), pp. 1-51.
22. Shiba Mittal, Pardeshi Sachin, Mayadeo Niranjan, Mane Janki, (2014), "Trends in cesarean delivery: rate and indications", The Journal of Obstetrics and Gynecology of India, 64 (4), pp. 251-254.
23. Michael Robson, Murphy Martina, Byrne Fionnuala, (2015), "Quality assurance: The 10‐Group Classification System (Robson classification), induction of labor, and cesarean delivery", International Journal of Gynecology & Obstetrics, 131 pp. S23-S27.
24. Xiao-Jing Yang, Sun Shan-Shan, (2017), "Comparison of maternal and fetal complications in elective and emergency cesarean section: a systematic review and meta-analysis", Archives of gynecology and obstetrics, 296 (3), pp. 503-512.
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Võ Thị Mỹ Dung, Trương Quang Vinh, Nghiên cứu các nguyên nhân băng huyết sau sinh và kết quả điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận , Tạp chí Phụ sản: Tập 20 Số 4 (2022)
- Hoàng Trọng Nam, Cao Ngọc Thành, Trương Quang Vinh, Thắt động mạch tử cung trong phẫu thuật nội soi cắt tử cung: nghiên cứu tổng hợp y văn và phân tích gộp , Tạp chí Phụ sản: Tập 21 Số 4-5 (2023): Số đặc biệt chào mừng Hội nghị Sản Phụ Khoa Miền Trung - Tây Nguyên mở rộng lần X, năm 2023