Nghiên cứu các nguyên nhân băng huyết sau sinh và kết quả điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Võ, T. M. D., & Trương, Q. V. (2023). Nghiên cứu các nguyên nhân băng huyết sau sinh và kết quả điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Tạp Chí Phụ sản, 20(4), 50-55. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.4.1364

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Nghiên cứu tỷ lệ và nguyên nhân băng huyết sau sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận. 2. Đánh giá kết quả xử trí băng huyết sau sinh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 131 sản phụ được chẩn đoán băng huyết sau sinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021.

Kết quả: Tỷ lệ băng huyết sau sinh ở sản phụ sinh đường âm đạo là 2,02%. Nguyên nhân hay gặp nhất gây BHSS là đờ tử cung với 83,2%, tiếp theo là chấn thương đường sinh dục với 9,9% và rối loạn bong sổ rau (6,9%). Kết quả điều trị: Hầu hết các trường hợp BHSS đều được điều trị nội khoa thành công, chiếm 97,7%; có 2,3% trường hợp cần phẫu thuật, trong đó phẫu thuật cắt tử cung toàn phần chỉ chiếm 0,8%, tương đương 01 trường hợp. Trong nhóm BHSS do đờ tử cung (n=109): điều trị nội khoa cho tỷ lệ thành công là 89%, đặt bóng chèn cho tỷ lệ thành công 80%, có 01 ca phải cắt tử cung toàn phần, chiếm 0,9%. Tỷ lệ nằm viện dưới 5 ngày là 86,3%, nằm viện trên 10 ngày chiếm 1,5%. Tất cả sản phụ BHSS đều được điều trị khỏi.

Kết luận: Nguyên nhân thường gặp nhất của BHSS là đờ tử cung. Hầu hết các trường hợp được điều trị nội khoa thành công, tỷ lệ cần can thiệp phẫu thuật thấp.

Từ khóa

băng huyết sau sinh, đờ tử cung, sản khoa, Ninh Thuận
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Duy Ánh, Quynh Nguyễn Đình, (2021), "MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHẢY MÁU 24 GIỜ SAU ĐẺ ĐƯỜNG ÂM ĐẠO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI", Tạp Chí Y Học Việt Nam, 509 (2).
2. Nguyễn Gia Định, (2020), "Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến băng huyết sau sinh do đờ tử cung và hiệu quả điều trị bằng chèn bóng lòng tử cung", Luận văn Tiến sĩ y học
3. Nguyễn Thị Như Hà, (2020), "Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Đặt Sonde Foley Chèn Buồng Tử Cung Trong Điều Trị Chảy Máu Sau Đẻ",
4. Trần Chân Hà, (2001), "Tình hình chảy máu sau sinh trong 5 năm (1996 - 2000) tại viện BVBMTSS", Luận văn thạc sĩ y học
5. Huỳnh Thị Bích Ngọc, (2014), "Nghiên cứu các nguyên nhân băng huyết sau sinh và kết quả điều trị tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng, " Luận án Chuyên khoa II
6. Nguyễn Đắc Ngọc, (2008), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ và kết quả xử trí chảy máu sớm sau sinh tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II
7. Tuấn Nguyễn Anh, (2020), "Thực Trạng Chảy Máu Sau Đẻ Tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội", Luận Văn Tiến Sĩ Y Học
8. Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Quảng Bắc, (2016), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm chảy máu sau sinh tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương", Tạp chí Y học Việt Nam, 2 pp. 144-147.
9. La Thị Hồng Phong, (2018), " Nghiên cứu các nguyên nhân bang huyết sau sinh và kết quả điều trị tại bệnh viện Sản – Nhi Phú Yên", Luận văn chuyên khoa cấp II
10. Giuseppe Colucci, Helsing Karin, Biasiutti Franziska Demarmels, Raio Luigi, et al, (2018), "Standardized management protocol in severe
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.