Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Tovbin trong chẩn đoán, xử trí rau cài răng lược
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Nguyễn, T. K. A., & Nguyễn, V. Q. (2023). Nghiên cứu ứng dụng thang điểm Tovbin trong chẩn đoán, xử trí rau cài răng lược. Tạp Chí Phụ sản, 20(2), 30-34. Truy vấn từ https://vjog.vn/journal/article/view/1363

Tóm tắt

Rau cài răng lược là sự xâm nhập bất thường của một phần hoặc toàn bộ gai rau vào cơ tử cung, gây ra những biến chứng nặng nề cho mẹ và con. Tỷ lệ rau cài răng lược có chiều hướng gia tăng do tỷ lệ mổ lấy thai tăng không ngừng trong những năm qua. Đây là mọt bệnh lý có nhiều biến chứng sản khoa nặng nề nên chẩn đoán sớm trước sinh có vai trò rất quan trọng đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp giúp cải thiện kết cục thai kỳ cho mẹ và con.

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị ứng dụng thang điểm Tovbin trong chẩn đoán và xử trí rau cài răng lược.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang, bao gồm 30 thai phụ có tuổi thai từ 34 - 39 tuần được chẩn đoán trước sinh rau tiền đạo, có đánh giá chỉ số dự báo rau cài răng lược theo thang điểm Tovbin và chấm dứt thai kỳ tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021. Hệ thống thang điểm của Tovbin bao gồm: số lượng và kích thước của các xoang mạch máu, sự phá hủy ranh giới giữa tử cung và bánh rau, vị trí của bánh rau, đánh giá dòng chảy Doppler màu ở vị trí trung gian và số lần mổ lấy thai trước đó. Dựa vào những tiêu chuẩn trên, bệnh nhân được phân loại thành rau cài răng lược nguy cơ thấp, trung bình và cao. Chẩn đoán xác định rau cài răng lược sau phẫu thuật dựa vào mô tả của phẫu thuật viên.

Kết quả: 30 trường hợp rau tiền đạo trong nghiên cứu, có 9 trường hợp (30%) được chẩn đoán rau cài răng lược. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ rau cài răng lược theo mức độ nguy cơ của thang điểm Tovbin: nguy cơ thấp 0,9%, trung bình 29,4% và cao là 84,2% (p < 0,0001). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính và âm tính của chỉ số dự báo trong chẩn đoán rau cài răng lược lần lượt là 92,3%; 94,1%;87,4% và 98,2%. Chỉ số dự báo rau cài răng lược đối với nhóm nguy cơ cao cho kết quả diện tích dưới đường cong ROC là 0,94 (KTC 95%; 0,86 - 1,0). Tỷ lệ cắt tử cung trong nhóm nguy cơ cao rau cài răng lược là 50%.

Kết luận: Chỉ số dự báo rau cài răng lược theo thang điểm Tovbin có giá trị tiên đoán rất tốt trong chẩn đoán và xử trí rau cài răng lược ở thai phụ có rau tiền đạo.

Từ khóa

chỉ số dự báo, Doppler, rau cài răng lược, siêu âm, chẩn đoán trước sinh
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Phụ Sản trường Đại học Y Dược Huế. Giáo trình sản khoa, Rau tiền đạo. Bộ, editor: Nhà xuất bản Y học; 2016.
2. Zaki ZM, Bahar AM, Ali ME, Albar HA, Gerais MA. Risk factors and morbidity in patients with placenta previa accreta compared to placenta previa non-accreta. Acta obstetricia et gynecologica Scandinavica. 1998;77(4):391-4.
3. Alison GC. Placenta accreta spectrum. American College of Obstetricians and Gynecologists and the Society for Maternal–Fetal Medicine. 2021;132(7):259 - 75.
4. Tovbin J, Melcer Y, Shor S, Pekar-Zlotin M, Mendlovic S, Svirsky R, et al. Prediction of morbidly adherent placenta using a scoring system. Ultrasound in obstetrics & gynecology : the official journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology. 2016;48(4):504-10.
5. Võ Thị Diệu Loan. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí rau tiền đạo tại Bệnh viện Trung Ương Huế. Loan, editor: Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Huế; 2015.
6. Johnson LG, Mueller BA, Daling JR. The relationship of placenta previa and history of induced abortion. International journal of gynaecology and obstetrics: the official organ of the International Federation of Gynaecology and Obstetrics. 2003;81(2):191-8.
7. Fan D, Wu S, Liu L, Xia Q, Wang W, Guo X, et al. Prevalence of antepartum hemorrhage in women with placenta previa: a systematic review and meta-analysis. Scientific reports. 2017;7:40320.
8. Abd E, Ahmed AM, Mustafa MK, Khaled MA, Ahmed MA. Predictive values of ultrasound-based scoring system in morbidly adherent placenta for high risk group. Int J Reprod Contracept Obstet Gynecol. 2018;7(11):4426-31.
9. Võ Nhật Quang, Võ Văn Đức. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí rau tiền đạo tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Ương Huế. Quang, editor: Luận Văn Bác sĩ đa khoa, trường Đại học Y dược Huế; 2021.
10. Jauniaux E, Grønbeck L, Bunce C, Langhoff-Roos J, Collins SL. Epidemiology of placenta previa accreta: a systematic review and meta-analysis. BMJ open. 2019;9(11):e031193.
11. Crane JM, Van den Hof MC, Dodds L, Armson BA, Liston R. Maternal complications with placenta previa. American journal of perinatology. 2000;17(2):101-5.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.