Yếu tố nguy cơ của vỡ thai ngoài tử cung tại thời điểm nhập viện
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phạm, N. Ánh, & Nguyễn, H. H. (2023). Yếu tố nguy cơ của vỡ thai ngoài tử cung tại thời điểm nhập viện. Tạp Chí Phụ sản, 20(2), 44-50. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.2.1344

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Với các tiến bộ trong kỹ thuật siêu âm và xét nghiệm β-hCG huyết thanh thai ngoài tử cung đã được phát hiện từ thời điểm sớm, nhưng số lượng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng cấp cứu do thai ngoài tử cung vỡ vẫn còn cao. Việc xác định yếu tố liên quan tới bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thai ngoài tử cung vỡ sẽ giúp nhà lâm sàng phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao, từ đó có kế hoạch trong theo dõi và quản lý những bệnh nhân này. Hướng tới giảm tỷ lệ bệnh suất và tỷ suất tử vong gây ra do vỡ thai ngoài tử cung.

Mục tiêu: Xác định các yếu tố liên quan đến thai ngoài tử cung vỡ và giá trị tiên lượng của thang điểm NRS đo mức độ đau bụng trong tiên lượng thai ngoài tử cung vỡ.

Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng theo tỷ lệ 1:2 thực hiện trên những bệnh nhân thai ngoài tử cung nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Từ Dũ từ 01/2021 đến 06/2021.

Kết quả: Các yếu tố có liên quan tới nguy cơ thai ngoài tử cung vỡ khi nhập viện bao gồm: Khám vì trễ kinh (aOR = 0,41; p = 0,002; KTC 95%: 0,08 - 0,34); kích thước khối thai trên siêu âm (OR = 1,03; p < 0,001; 95% CI: 1,01 - 1,04) đau bụng mức độ nhẹ (1- 4 điểm) (aOR= 0,30; p = 0,009; 95% CI: 0,12 - 0,74); đau bụng mức độ nhiều (8 - 10 điểm) (aOR= 20,07; p < 0,001; 95% CI: 7,38 - 54,54). Giá trị tiên lượng thai ngoài tử cung vỡ qua đánh giá mức độ đau bụng bằng thang đo NRS có độ nhạy 69,90% và độ đặc hiệu là 85,44% tại điểm cut off 7 điểm.

Kết luận: Kích thước khối thai, cường độ đau bụng và khám vì trễ kinh là các yếu tố liên quan tới thai ngoài tử cung vỡ khi nhập viện. Cường độ đau bụng tính theo thang điểm NRS có giá trị tiên đoán khá tốt khả năng vỡ thai ngoài tử cung.

Từ khóa

thai ngoài tử cung, thai ngoài tử cung vỡ, thang đo NRS
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Marion L.L. and Meeks G.R. (2012). Ectopic pregnancy: History, incidence, epidemiology, and risk factors. Clin Obstet Gynecol, 55(2):376–386.
2. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (1995). Ectopic pregnancy--United States, 1990-1992. MMWR, 44(3):46–48.
3. Creanga A.A., Syverson C., Seed K., et al (2017). Pregnancy-Related Mortality in the United States 2011–2013. Obstet Gynecol, 130(2):366–373.
4. Saxon D., Falcone T., Mascha E.J., et al (1997). A study of ruptured tubal ectopic pregnancy. Obstet Gynecol, 90(1):46–49.
5. Nguyễn Quốc Tuấn (2017). Thai ngoài tử cung vỡ nhập viện muộn. Tạp chí phụ sản, 14(4):53-57.
6. Roussos D., Panidis D, Matalliotakis I., et al (2000). Factors that may predispose to rupture of tubal ectopic pregnancy. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 89(1):15–17.
7. Awoleke J.O., Adanikin A.I (2015). Ruptured tubal pregnancy: predictors of delays in seeking and obtaining care in a Nigerian population. Int J Womens Health, 7(7):141–147.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.