Đánh giá các trường hợp thai phụ ra nước ối sớm ở tuổi thai từ 16 đến 34 tuần điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Phạm, Q. V., Trần, D. C., Trần, V. H., & Nguyễn, H. L. (2022). Đánh giá các trường hợp thai phụ ra nước ối sớm ở tuổi thai từ 16 đến 34 tuần điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp Chí Phụ sản, 20(1), 19-25. https://doi.org/10.46755/vjog.2022.1.1342

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả, đánh giá các yếu tố liên quan tới kết quả điều trị của các thai phụ ra ối sớm ở tuổi thai 16- 34 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, theo dõi 125 thai phụ được chẩn đoán và điều trị ra ối sớm ở tuổi thai 16- 34 tuần, so sánh đánh giá các yếu tố liên quan tới kết quả thai kì của những trường hợp này.

Kết quả: Nhóm thai phụ có tuổi thai 23 - 28 tuần thường gặp tình trạng ra ối sớm. Tỷ lệ giữ thai > 1 tuần là 30,4%, giữ thai tới khi đủ tháng là 3,2%. Nếu duy trì được thai kì tới 28 - 32 tuần thì nguy cơ tử vong giảm 141,66 lần so với nhóm tuổi thai từ 16- 22 tuần (OR=141,66, 95% CI : 16,029 – 1252,061). Khi chỉ số ối (AFI) của thai phụ giảm dưới 50mm thì nguy cơ phải lấy thai trong vòng 48h tăng lên 6,29 lần (OR=6.29, 95% CI: 2,41- 16,29 ) và nguy cơ tử vong sơ sinh tăng lên 4,89 lần (OR= 4,89, 95% CI: 1,69 – 14,11) so với nhóm thai phụ có chỉ số ối bình thường. Khi thai phụ có biểu hiện nhiễm trùng kèm theo ra ối sớm thì nguy cơ nhiễm khuẩn sơ sinh tăng lên 2,53 lần (OR = 2,53, 95% CI : 1,12- 5,67). Thai phụ được sử dụng corticoid đủ liều sẽ cải thiện tình trạng sơ sinh , giảm nguy cơ tử vong trẻ 12,04 lần ( OR= 12,04, 95% CI 4,93 – 29,41).

Kết luận: Ra ối sớm không phụ thuộc vào tuổi mẹ, nghề nghiệp, địa dư nhưng có liên quan tới tiền sử viêm nhiễm phụ khoa. Các triệu chứng ra nước ối, màu sắc nước ối, sốt trên lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng như bạch cầu, CRP, theo dõi chỉ số ối (AFI) trên siêu âm có ý nghĩa trong việc theo dõi, điều trị và tiên lượng các biến cố thai kì.

Từ khóa

ra ối sớm, chỉ số ối (AFI), nhiễm trùng, kết quả thai nghén
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Hinh. Đánh giá chỉ số nước ối bằng siêu âm của thai bình thường từ 28 tuần tuổi đối chiếu với lâm sàng để phát hiện sớm nguy cơ thai già tháng. Luận Án Tiến Sĩ Học Trường Đại Học Hà Nội. Published online 2003.
2. Nguyễn Đức Hinh. Nước ối – một số vấn đề cần thiết đối với bác sĩ sản khoa,. Nhà Xuất Bản Học. Published online 2003.
3. ACOG Practice Bulletin No. 80: Premature Rupture of Membranes. Obstet Gynecol. 2007;109(4):1007-1020. doi:10.1097/01.aog.0000263888.69178.1f
4. Gibbs RS. Prematurity: Premature Rupture of the Membranes and Preterm Labor. Sex Transm Dis Adverse Outcomes Pregnancy. Published online April 8, 2014:59-68. doi:10.1128/9781555818210.ch4
5. Ekin A, Gezer C, Taner CE, Ozeren M. Perinatal outcomes in pregnancies with oligohydramnios after preterm premature rupture of membranes. J Matern Fetal Neonatal Med. 2014;28(16):1918-1922. doi:10.3109/14767058.2014.972927
6. Nguyễn Đức Hinh. Suy Thai Cấp Trong Chuyển Dạ. Bài Giảng Sản Phụ Khoa Tập I. Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, 143–152.; 2006.
7. Phạm Thị Thanh Mai. Hồi Sức Sơ Sinh. Bài Giảng Sản Phụ Khoa Tập II. Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội, 347–360.; 2006.
8. Phạm Văn Khương. Nghiên cứu cách xử trí ối vỡ non tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2008,. Trường Đại Học Hà Nội Hà Nội. Published online 2008.
9. Đoàn Thị Phương Lam. Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị sản phụ có thai non tháng rỉ ối tại Bệnh viện phụ sản trung ương năm 2007. Luận Văn Tốt Nghiệp Bác Sĩ Nội Trú Bệnh Viện Trường Đại Học Hà Nội. Published online 2007.
10. Guinn DA, Goldenberg RL, Hauth JC, Andrews WW, Thom E, Romero R. Risk factors for the development of preterm premature rupture of the membranes after arrest of preterm labor. Am J Obstet Gynecol. 1995;173(4):1310-1315. doi:10.1016/0002-9378(95)91377-7
11. CHURCH L. Williams obstetrics. 19th Edition By F. G. Cunningham, P. C. Mac-Donald, N. F. Gant, K. J. Leveno, and L. C. Gilstrap III. Norwalk, Connecticut: Appleton & Lange, 1993. 1,428 pages. $90.00, Hardcover. J Nurse Midwifery. 1994;39(1):51-52. doi:10.1016/0091-2182(94)90045-0
12. Goldenberg RL, Andrews WW, Guerrant RL, et al. The Preterm Prediction Study: Cervical lactoferrin concentration, other markers of lower genital tract infection, and preterm birth. Am J Obstet Gynecol. 2000;182(3):631-635. doi:10.1067/mob.2000.104211
13. Nguyễn Đình Đông. Nghiên cứu kết quả xử trí OVN, OVS giai đoạn Ia ở tuổi thai từ 28 tuần tại Bệnh viện phụ sản trung ương. Luận Văn Thạc Sỹ Học Trường Đại Học Hà Nội. Published online 2018.
14. Mercer BM, Rabello YA, Thurnau GR, et al. The NICHD-MFMU antibiotic treatment of preterm PROM study: Impact of initial amniotic fluid volume on pregnancy outcome. Am J Obstet Gynecol. 2006;194(2):438-445. doi:10.1016/j.ajog.2005.07.097
15. Park JS, Yoon BH, Romero R, et al. The relationship between oligohydramnios and the onset of preterm labor in preterm premature rupture of membranes. Am J Obstet Gynecol. 2001;184(3):459-462. doi:10.1067/mob.2001.109398
16. Joshi S, Kotecha S. Lung growth and development. Early Hum Dev. 2007;83(12):789-794. doi:10.1016/j.earlhumdev.2007.09.007
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.