Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ 17-hydroxyprogesteron trong sàng lọc sơ sinh bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Hàn, N. T. D., Hoàng, T. N. L., Đào, T. T. H., Lê, P. S. C., Phạm, V. Đức, Trần, D. C., & Đoàn Thị, K. P. (2022). Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ 17-hydroxyprogesteron trong sàng lọc sơ sinh bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh . Tạp Chí Phụ sản, 19(4), 25-28. https://doi.org/10.46755/vjog.2021.4.1319

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố cân nặng lúc sinh, giới tính, tuổi lấy mẫu xét nghiệm và tiền sử mẹ sử dụng thuốc chứa corticosteroids với nồng độ 17-OHP sàng lọc sơ sinh.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định nồng độ 17-OHP từ mẫu máu gót chân bằng phương pháp sắc khí lỏng khối phổ liên tục (LCMS/MS) trên 2894 trẻ sơ sinh. Nhóm nguy cơ thấp và nhóm nguy cơ cao được phân loại dựa trên ngưỡng nồng độ 17-OHP lần lượt là < 30ng/ml và >= 30 ng/ml.

Kết quả: Giá trị trung bình của nồng độ 17-OHP trong nghiên cứu là 7,1 ± 9,857 ng/ml. Giới tính không ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ 17-OHP với p=0,51. Trong khi đó, nồng độ này cao hơn đáng kể ở trẻ sinh nhẹ cân, có điều trị thuốc trong và sau quá trình mang thai với p<0,01. Giữa các nhóm tuổi lấy mẫu khác nhau cũng cho kết quả khác biệt đáng kể đến nồng độ 17-OHP ở trẻ sơ sinh.

Kết luận: Nồng độ 17-OHP ở mẫu giấy thấm máu gót của trẻ sơ sinh chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như cân nặng lúc sinh, tuổi lấy mẫu xét nghiệm và tiền sử dùng thuốc chứa corticosteroids của mẹ. Nồng độ 17-OHP không bị ảnh hưởng bởi giới tính của trẻ. Nồng độ 17-OHP có xu hướng giảm khi cân nặng của trẻ sơ sinh tăng lên; tăng khi có tiền sử dùng thuốc chứa corticosteroids.

Từ khóa

tăng sản thượng thận bẩm sinh, cân nặng thấp, nồng độ 17-OHP, sàng lọc sơ sinh
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Kamoun M, Feki MM, Sfar MH, Abid M. Congenital adrenal hyperplasia: Treatment and outcomes. Indian J Endocrinol Metab. 2013;17(Suppl 1):S14-17.
2. White PC, Speiser PW. Congenital adrenal hyperplasia due to 21-hydroxylase deficiency. Endocr Rev. 2000;21(3):245-291.
3. Speiser PW, Arlt W, Auchus RJ, et al. Congenital Adrenal Hyperplasia Due to Steroid 21-Hydroxylase Deficiency: An Endocrine Society* Clinical Practice Guideline. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2018;103(11):4043-4088.
4. Janzen N, Peter M, Sander S, et al. Newborn Screening for Congenital Adrenal Hyperplasia: Additional Steroid Profile using Liquid Chromatography-Tandem Mass Spectrometry. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 2007;92(7):2581-2589.
5. Anandi VS, Shaila B. Evaluation of factors associated with elevated newborn 17-hydroxyprogesterone levels. Journal of Pediatric Endocrinology and Metabolism. 2017;30(6).
6. Vats P, Dabas A, Jain V, et al. Newborn Screening and Diagnosis of Infants with Congenital Adrenal Hyperplasia. Indian Pediatr. 2020;57(1):49-55.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.