Mô tả một số đặc điểm xét nghiệm huyết học ở thai phụ nhóm máu Rh(D) âm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, T. H. G., Nguyễn, V. T., & Nguyễn, Q. T. (2022). Mô tả một số đặc điểm xét nghiệm huyết học ở thai phụ nhóm máu Rh(D) âm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp Chí Phụ sản, 19(4), 20-24. https://doi.org/10.46755/vjog.2021.4.1309

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm xét nghiệm huyết học ở thai phụ có nhóm máu Rh(D) âm tại Bệnh viện Phụ sản Trung  ương. 

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 48.272 thai phụ đến khám và sinh con  tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian từ 01/01/2018 đến 31/12/2019. Trong đó có 232 thai phụ có nhóm  máu Rh(D) âm.  

Kết quả: Tỷ lệ thai phụ có nhóm máu Rh(D) âm là 0,48% với tuổi trung bình 27,9 ± 4,4. Thai phụ Rh(D) âm có nhóm máu  O chiếm tỷ lệ nhiều nhất 43,5%. Tỷ lệ thai phụ Rh(D) âm có kháng thể kháng D là 15,5%. Nhóm thai phụ có kháng thể  kháng D có tuổi trung bình (29,9 ± 4,7). Tỷ lệ thai phụ lần sinh 3 - 4 (33,3%), tỷ lệ có tiền sử thai lưu (69,4%) đều cao hơn  nhóm thai phụ không có kháng thể kháng D. Nhóm có hiệu giá kháng thể ở mức lớn hơn 1:32 có tỷ lệ sinh nhiều (50%)  và tỷ lệ tiền sử thai lưu (100%) cao hơn nhóm có hiệu giá kháng thể nhỏ hơn 1:32.  

Kết luận: Tỷ lệ thai phụ Rh(D) âm có kháng thể kháng D tương đối cao, gặp nhiều ở thai phụ tuổi cao, lần sinh nhiều và  có tiền sử thai lưu (p < 0,05). Hiệu giá kháng thể ở mức lớn hơn 1:32 có liên quan đến tiền sử thai lưu và số lần có thai  (p < 0,05). 

Từ khóa

Rh(D) âm, Rh(D) âm và thai kỳ
PDF

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Quang Vinh. Các hệ nhóm máu cơ bản và ứng dụng trong truyền máu. Huyết học – Bài giảng sau đại học. Nhà xuất bản Y học. 2017;92-114
2. Sebring ES, Polesky HF. Fetomaternal hemorrhage: incidence, risk factors, time of occurrence, and clinical effects. Transfusion. 1990;30(4): 344 – 57
3. Bowman JM. Hemolytic disease of the newborn. Vox sang.1996;70 (l3):62-67
4. Bạch Quốc Tuyên. An toàn truyền máu. Bài giảng Huyết học Truyền máu. Nhà xuất bản y học. 1991; 207-214
5. Đỗ Trung Phấn. Bài giảng huyết học – truyền máu sau đại học. Nhà xuất bản y học. 2006;380-386
6. Nguyễn Thị Hồng. Nghiên cứu nhóm máu Rh(D) và cung cấp máu cho bệnh nhân Rh(D) âm. Y học lâm sàng. 2018;105:29-36
7. Eleje GU, Ilika CP, Ezeama CO, Umeobika JC, Oguejiofor CB. Feto-maternal outcomes of women with Rhesus isoimmunization in a Nigerian tertiary health care institution. J Preg Neonatal Med. 2017;1(1):21-27
8. Khatun J, Begum R. Effect of Rhessus negative in pregnacy. Medicine today. 2018;30(1):23-25.
9. Bùi Thị Mai An. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong nghiên cứu kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu. Một số chuyên đề Huyết học - Truyền máu tập 1. Nhà xuất bản y học. 2004;177-187
10. Velkova E. Correlation between the Amount of Anti-D Antibodies and IgG Subclasses with Severity of Haemolytic Disease of Foetus and Newborn. Open Access Maced J Med Sci. 2015;3(2):293-297.
Creative Commons License

Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. .

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.