Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu máu và thiếu Ferritin ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ mang thai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 180 thai phụ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2020. Các thai phụ được phỏng vấn, thăm khám, làm xét nghiệm công thức máu 18 thông số và xét nghiệm Ferritin huyết thanh nhằm xác định tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt do thiếu Ferritin huyết thanh.
Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu là 37,2% và thiếu sắt là 10%. Tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt là 23,9%. Có mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu Ferritin với các mức độ thiếu máu, số con và thời điểm uống bổ sung viên sắt.
Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng là 37,2%, thiếu Ferritin là 10%, thiếu máu thiếu sắt 23,9%. Có mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu Ferritin với các mức độ thiếu máu, số con và thời điểm uống bổ sung viên sắt. Không có mối liên quan giữa thiếu máu do thiếu Ferritin với tuổi thai, nghề nghiệp của phụ nữ mang thai.
Tài liệu tham khảo
2. WHO (2016), WHO recommendations on antenatal care for a positive pregnancy experience, Geneva, World Health Organization.
3. Nguyễn Thị Lệ, Trương Quang Vinh (2013), “Tình hình thiếu máu và thiếu sắt trong quý 2 thai kỳ và hiệu quả của điều trị hổ trợ”, Tạp chí Phụ sản, 11(4), tr.60-63.
4. Nguyễn Viết Trung (2003), Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến nguyên nhân và cơ chế gây thiếu máu ở phụ nữ có thai, Luận án tiến sĩ Y học. Học viện quân y.
5. Wemakor A (2019), “Prevalence and determinants of anaemia in pregnant women receiving antenatal care at a tertiary referral hospital in Northern Ghana”, Wemakor BMC Pregnancy and Childbirth, https://doi.org/10.1186/s12884-019-2644-5.
6. Trần Thị Minh Hạnh và cộng sự (2008), “Thực trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr.1-7.
7. Okafor, Ifeyinwa M, Akpan et al (2012), “ Prevalence and types of anaemia in Malaria infected pregnant women attending antenatal clinic in University of Calabar Teaching Hospital, Calabar, Nigeria”, Journal of Natural Sciences and Research, 2(7), p.p.73-79.
8. Trần Văn Vũ (2019), “Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Thuận”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(2), tr.56-62.
9. Võ Thị Thu Nguyệt, Bành Thị Thanh Lan, Trần Thị Lợi, Phạm Quý Trọng (2008), “Khảo sát tình trạng thiếu máu thiếu sắt trong 3 tháng giữa thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(1), tr.162-170.
10. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2008), Nghiên cứu tình hình thiếu máu nhược sắc và hiệu quả việc bù sắt bằng đường uống trong thai kỳ, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Dược Huế.
11. Steven GA, Finucane M.M, Deregil L.M (2013), “Global, regional, and national trends in haemoglobin concentration and prevalence of total and severe anaemia in children and pregnant and non-pregnant women for 1995-2011: a systematic analysis of population –representative data”, Lancet Glob Health, 1(1), p.p.216-25.
12. Sunguya B.F, Ge Y, Mlunde L et al (2021), “High burden of anemia among pregnant women in Tanzania: a call to address its determinants”, Sunguya et al. Nutr J, https://doi.org/10.1186/s12937-021-00726-0
Công trình này được cấp phép theo Creative Commons Attribution-NonCommercial-NoDerivatives 4.0 International License. . p>
Download
Cùng tác giả
- Nguyễn Đình Phương Thảo, Hoàng Thị Minh Hòa, Dương Thị Kim Hoa, Khảo sát tình trạng rối loạn niệu dục ở phụ nữ mãn kinh huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng , Tạp chí Phụ sản: Tập 21 Số 4-5 (2023): Số đặc biệt chào mừng Hội nghị Sản Phụ Khoa Miền Trung - Tây Nguyên mở rộng lần X, năm 2023