Nghiên cứu mối liên quan giữa vị trí tổn thương, mức độ dính và giai đoạn lạc nội mạc tử cung với triệu chứng đau vùng chậu ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng
PDF

Ngôn ngữ sử dụng

Cách trích dẫn

Trần, Đình V. (2013). Nghiên cứu mối liên quan giữa vị trí tổn thương, mức độ dính và giai đoạn lạc nội mạc tử cung với triệu chứng đau vùng chậu ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Tạp Chí Phụ sản, 11(3), 64 - 69. https://doi.org/10.46755/vjog.2013.3.1031

Tóm tắt

Mục tiêu: nghiên cứu mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương, mức độ dính và giai đoạn lạc nội mạc tử cung với triệu chứng đau vùng chậu ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 150 bệnh nhân lạc nội mạc tử cung được điều trị bằng phẫu thuật tại Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đà Nẵng từ 12/2006-12/2009. Kết quả: Thống kinh là triệu chứng chiếm tỉ lệ cao nhất: 72,0%. Tỉ lệ lạc nội mạc tử cung giai đoạn I, II, III và IV trong nhóm nghiên cứu lần lượt là 14,7% (điểm TB: 4,6 ± 0,5), 25,3% (điểm TB: 12,1 ± 3,7), 27,3% (điểm TB: 34,9 ± 8,0) và 32,7% (điểm TB: 75,0 ± 15,1). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của triệu chứng thống kinh với vị trí tổn thương. Các bệnh nhân có tổn thương ở cả buồng trứng, phúc mạc và túi cùng sau bị bít hoàn toàn có triệu chứng thống kinh cao hơn so với các vị trí khác (p<0,001). Đau vùng chậu kéo dài chiếm tỉ lệ cao nhất ở các bệnh nhân có tổn thương ở cả buồng trứng và phúc mạc (48,7%). Triệu chứng giao hợp sâu đau và đại tiện đau ở nhóm túi cùng sau bị bít hoàn toàn chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt là 47,7% và 31,8%. Có sự khác biệt có ý nghĩa về triệu chứng giao hợp đau và đại tiện đau ở nhóm túi cùng sau bị bít hoàn toàn so với các nhóm khác (p<0,001 và p<0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ triệu chứng thống kinh (p<0,001), đau vùng chậu không theo chu kỳ kinh (<0,001), giao hợp đau (p<0,001) giữa các giai đoạn lạc nội mạc tử cung. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về cường độ triệu chứng thống kinh (p<0,001), đau vùng chậu không theo chu kỳ kinh (p<0,001), giao hợp đau (p<0,001) và đại tiện đau (p<0,05) giữa các giai đoạn lạc nội mạc tử cung. Có mối tương quan thuận giữa điểm phân chia giai đoạn LNMTC với cường độ thống kinh (r= 0,753; p=0,01), cường độ đau vùng chậu không theo kỳ kinh (r=0,271; p=0,05) và cường độ đại tiện đau (r=0,44; p=0,01). Tỉ lệ thống kinh, giao hợp đau, đại tiện đau ở bệnh nhân có LNMTC giai đoạn IV cao hơn so với các giai đoạn khác (p<0,05). Kết luận: Thống kinh là triệu chứng chiếm tỉ lệ cao nhất ở các bệnh nhân lạc nội mạc tử cung. Có sự liên quan giữa triệu chứng đau vùng chậu với vị trí tổn thương, giai đoạn lạc nội mạc tử cung và mức độ dính.

Từ khóa

PDF

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền

Download

Dữ liệu downlad không hiện hữu.

Cùng tác giả